Gia Đình Hữu Cơ

  • Sống Thuận Tự Nhiên
  • Thị Trường
  • Trồng Rau
  • Ngon Ngon
  • Blog
  • Toplist
  • Mẹo Hay

Rau Organic Là Gì? Cách Nhận Biết Rau Organic Và Rau Sạch

04/10/2022 by Thu Hường Để lại bình luận

Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng về cuộc sống xanh – sạch thì thị trường đã đưa ra các sản phẩm thực phẩm sạch trong đó phải kể đến rau hữu cơ. Rau hữu cơ được nhiều người dùng quan tâm đến bởi nó sở hữu đa dạng các đặc điểm nổi trội. Đặc biệt, rau hữu cơ rất an toàn cho sức khỏe của người dùng và đảm bảo hàng đạt tiêu chuẩn sạch sẽ. Tuy nhiên rau organic là gì? Cách nhận biết rau organic và rau sạch là như thế nào? Tất cả sẽ được bật mí ngay ở bài viết dưới đây.

Tìm Hiểu Khái Niệm Rau Organic

Rau organic hay còn được hiểu là rau hữu cơ. Đây là loại rau được trồng trọt và chăm sóc ở điều kiện tự nhiên với các tính chất đảm bảo nói không với thuốc bảo vệ thực vật, loại bỏ phân bón hóa học, không sử dụng thuốc diệt cỏ và không có các sản phẩm biến đổi gen.

Đội ngũ canh tác trồng rau organic luôn được đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu về cách trồng, cách chăm sóc cũng như phương pháp bảo quản rau organic. Những yếu tố quan trọng như nguồn nước, đất trồng đảm bảo 100% không gặp tình trạng ô nhiễm bởi các chất độc hại. Đồng thời, nó sẽ không ảnh hưởng bởi nước thải công nghiệp mất vệ sinh.

Hơn nữa, rau organic là sản phẩm cực kỳ an toàn cho sức khỏe, mang tới hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao. Nếu có điều kiện và thời gian, hãy trồng rau này ngay tại nhà để thuận tiện cho việc nấu ăn sạch, đảm bảo sức khỏe cho toàn gia đình.

Cách Nhận Biết Rau Organic Và Rau Sạch

Rau organic

Màu xanh tự nhiên

Hầu hết mọi sản phẩm rau organic đều sở hữu màu xanh tự nhiên chứ không phải là màu xanh đậm như các loại sản phẩm rau thông thường khác. Rau organic được nuôi trồng bằng phân bón hữu cơ thay vì phân bón hóa học như các loại rau thông thường. Chính vì vậy, khi lựa chọn rau organic bạn cần chú ý đến màu sắc của nó nhé!

Các bộ phận của rau có sự cân đối

Rau organic thường có đặc điểm chính là lá ngắn và rất dày. Đồng thời, khi bạn quan sát kỹ càng thì thấy được giữa các phiến lá của rau organic có sự cân đối đồng đều với nhau. Khi bạn sử dụng tay sờ lá rau thì có thể cảm nhận được toàn bộ sự cứng cáp của lá rau organic. Thân cây rau organic có đặc điểm hơi mảnh chứ không mập mạp như một số loại rau sử dụng chất hóa học khác.

Thân cây có trọng lượng lớn

Một đặc điểm để nhận biết sản phẩm sau organic chính là dựa vào thân cây. Rau organic sở hữu thân cây giòn, trọng lượng nặng và cực kỳ rắn chắc. Phần thân cây chắc chắn, cứng cáp và có hương vị ngọt tự nhiên. Chính vì vậy, khi ăn rau organic bạn ít khi phải cho thêm bột nêm hoặc mì chính. Đây cũng là ưu điểm lớn của rau organic.

Đọc Thêm :   Hướng Dẫn 5 Cách Trồng Rau Trong Nhà Hiệu Quả, Đơn Giản Nhất

Độ tươi kéo dài

Một đặc điểm nữa của rau organic chính là héo rất lâu kể cả ngay khi bạn bảo quản ở nhiệt độ thông thường. Bạn cũng có thể bảo quản rau organic ở nhiệt độ ngoài mà không nhất thiết phải bảo quản trong tủ lạnh. Bạn hoàn toàn có thể an tâm bởi rau organic vẫn giữ được độ tươi ngon của nó. Trong trường hợp rau organic bị héo, bạn có thể rắc thêm chút nước vào là rau organic sẽ tươi mới trở lại. Ngược lại đổi với các sản phẩm rau dùng chất hóa học sẽ gặp tình trạng úng, thối khi vẩy nước.

Hương vị ngọt tự nhiên

Ưu điểm của rau organic chính là sở hữu hương vị ngọt tự nhiên. Đồng thời, rau organic cũng có độ giòn tự nhiên khác xa so với các loại rau truyền thống khác. Người dùng có thể ăn sống rau organic hay chế biến theo đa dạng món ăn khác nhau tùy thuộc vào khẩu vị của từng người. Đảm bảo rằng rau organic sẽ mang đến độ ngọt tự nhiên và cực kỳ thanh mát. Trong khi đó các loại rau truyền thống thường được sử dụng chất kích thích, phân bón hóa học nên không có vị ngọt tự nhiên khi ăn. Thay vì đó, người dùng phải nêm nếm nhiều gia vị cùng một lúc khi nấu ăn.

Rau sạch

Khái niệm rau sạch hiện nay không còn xa lạ gì với khách hàng phải không nào? Tuy nhiên, bạn đã biết được những điều kiện cần thiết nào để được gọi là rau sạch chưa? Ray chỉ được gọi là sạch sẽ khi người sản xuất, canh tác tuân thủ các biện pháp kỹ thuật đạt tiêu chuẩn như dưới đây.

Lựa chọn đất trồng

Khu vực để trồng rau sạch sẽ không gặp tình trạng ô nhiễm do các chất độc hại như kim loại nặng. Đồng thời, cần lựa chọn đất tránh xa các khu vực bị ảnh hưởng bởi nước thải của nhà máy và xí nghiệp hiện nay.

Giảm lượng phân bón hóa học

Rau sạch cần phải giảm lượng phân bón hóa học bởi trong các loại phân đạm này sở hữu hàm lượng lớn nitrat. Khi sử dụng rau sạch, nitrat cũng này sẽ chuyển hóa ngay thành nitrit. Chúng sẽ kết hợp với các amin để tạo thành nitro amin gây ra một số căn bệnh. Đồng thời, nó còn làm giảm hô hấp của các tế bào, tác động trực tiếp đến sự hoạt động của tuyến giáp. Không chỉ thế nó còn gây phát triển các khối u nhất ở bé gái.

Hơn nữa, hàm lượng rau sạch chứa nitrat cao hay thấp còn tùy thuộc đến kỹ thuật canh tác của người trồng trọt. Theo đó, nếu như bón càng nhiều phân hóa học thì hàm lượng nitrat càng trở lên lớn. Ngoài ra, nếu như bón phân đạm chứa nitrat thì lượng nitrat lúc này ở rau sẽ cao hơn phân sulfat đạm, urê. Nếu như người canh tác bón lót sớm, đúng thời hạn thì lượng nitrat sẽ thấp hơn rất nhiều. Ngược lại nếu như bón quá muộn trước khi thu hoạch thì lượng nitrat lúc này tồn tại trong rau là cực kỳ cao. Chính vì vậy, giải pháp tốt nhất cho người làm vườn là giảm lượng nitrat trong rau sạch bằng cách bón phân hóa học ở lượng vừa đủ, cho phép. Kết hợp với đó có thể sử dụng phân xanh, phân chuồng hoặc phân vi lượng.

Đọc Thêm :   Top 5+ Trang Trại Đẹp Nhất Việt Nam "Nổi Như Cồn" Đáng Trải Nghiệm

Áp dụng phân hữu cơ

Thực tế cho thấy, rau sạch sẽ không được tưới bằng phân chuồng tươi hay phân bắc. Đặc biệt, nó còn không được tưới bằng nước thải công nghiệp hay nước thải sinh hoạt và các loại nước đã nhiễm bẩn. Tất nhiên, rau sạch cũng nói không với thuốc trừ sâu cùng với một số chất độc hại điển hình như thủy ngân, 666, DDT,… Đây đều là những loại gây độc cho cơ thể người sử dụng. Hơn nữa, việc phun thuốc trừ sâu bừa bãi, không đúng sẽ làm tăng độc tố trong đất. Đặc biệt, nguy hiểm hơn là chúng có thể hòa tan cùng với nguồn nước sinh hoạt của con người.

Hiện nay, người canh tác thường áp dụng các loại phân hữu cơ để ngăn ngừa dịch bệnh tổng hợp đối với toàn bộ ngành nông nghiệp nói chung và rau sạch nói riêng. Điều này đang được khuyến khích và đánh giá tích cực. Từ đó, người canh tác nhận thức được không nên sử dụng thuốc trừ sâu và các loại sản phẩm độc hại.

Không chỉ vậy, người canh tác không nên thu hoạch rau củ quả ngay khi bón phân. Đặc biệt là lúc mới phun thuốc sâu xong không nên thu hoạch. Lý do bởi tùy từng loại thuốc sẽ có thời gian phân hủy và phân giải hoàn toàn khác nhau. Chính vì vậy, thời gian thu hoạch của chúng cũng khác nhau. Do vậy, chúng ta cần đảm bảo đủ thời gian thu hoạch để thuốc có thể phân hủy và đem đi sử dụng.

Lý Do Vì Sao Rau Organic Đắt Hơn Các Loại Rau Thông Thường

Những năm gần đây, rau organic là sản phẩm được ưa chuộng trên thị trường trong lĩnh vực thực phẩm Việt Nam. Cho dù giá thành của rau organic cao hơn rất nhiều so với rau thông thường nhưng sản phẩm này vẫn được ưa chuộng đáng kể. Vậy đâu là lý do rau organic lại đắt hơn các sản phẩm rau thông thường? Dưới đây là một số lý do đó.

Lựa chọn kỹ càng đất trồng và nước tưới

Đất và nước luôn là hai yếu tố cực kỳ quan trọng trong quá trình trồng rau organic. Cả hai khi lựa chọn đều phải trải qua quá trình cực kỳ nghiêm ngặt. Từ đó nhằm đáp ứng nhu cầu 100% sạch sẽ, đảm bảo không sở hữu bất cứ hóa chất hay độc tố gây hại nào. Ngoài ra, đất trồng rau organic cũng được xử lý một cách đạt tiêu chuẩn, giúp đất tăng thêm dưỡng chất cũng như độ tơi xốp của đất. Đi kèm với đó chính là hệ thống nước áp dụng kỹ thuật, khoa học sao cho phù hợp với sự phát triển của rau trồng.

Đọc Thêm :   10+ loại cây cảnh đem lại may mắn, hợp phong thuỷ cho ngôi nhà của bạn

Môi trường trồng rau organic biệt lập

Khu vực trồng rau organic luôn được lựa chọn không gian biệt lập trong nhà kính, địa điểm xa khu dân cư. Đồng thời là tránh xa những môi trường ô nhiễm. Không chỉ biệt lập với môi trường bên ngoài mà rau trồng organic cũng được sắp xếp, phân khu riêng biệt để hạn chế lây nhiễm bệnh tình.

100% phân bón sinh học

Trong suốt quá trình trồng rau organic, phân bón để tưới rau phải đảm bảo có nguồn gốc tự nhiên và là phân bón sinh học. Hầu hết các loại phân bón này thường được ủ từ các phụ phẩm nông nghiệp điển hình như vỏ trái cây, vỏ trấu, xơ dừa, phân chuồng. Và chắc chắn rằng khi đưa vào sử dụng, các loại phân bón này đều trải qua kiểm nghiệm chặt chẽ.

Sử dụng phương pháp sinh học để loại bỏ sâu bệnh

Rau organic có giá thành đắt hơn các loại rau thông thường đó là sử dụng các phương pháp sinh học để phòng và ngăn ngừa sâu bệnh. Trồng trọt hữu cơ sẽ nói không với các chất hóa học và chất độc hại. Những chất đó có thể kể đến như thuốc trừ sâu, phân bón hóa học,… Chính vì vậy, người trồng lúc này cần dùng đến các phương pháp sinh học để có thể loại bỏ sâu bệnh và ngăn ngừa một số yếu tố xấu cho rau organic.

Quy trình trồng trọt và chăm sóc rau organic cực kỳ phức tạp, ít sử dụng đến máy móc và nói không với các chất hóa học độc hại nên cần số lượng lớn nhân công, công nhân viên giàu kinh nghiệm. Họ đều là người được đào tạo kỹ lưỡng, am hiểu về ngành nghề và có thực chiến cao để đưa ra sản phẩm tuyệt vời.

Rau organic sở hữu giá trị dinh dưỡng cao

Giá trị dinh dưỡng của rau organic được đánh giá cao tuyệt đối bởi nó sở hữu hương vị ngọt nhẹ và cực kỳ an toàn cho người dùng. Rau organic được trồng và chăm sóc ở điều kiện tự nhiên, nói không với các chất độc hại. Đi kèm với đó rau organic được trải qua quy trình chăm sóc nghiêm ngặt và chặt chẽ. Chính vì vậy, sản phẩm rau organic cực kỳ sạch sẽ, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Đồng thời, sản phẩm rau organic có được hương vị tự nhiên, ngọt nhẹ và thơm ngon.

Vừa rồi, chúng tôi đã đi chia sẻ cho bạn rau organic là gì? Cách phân biết rau organic với rau sạch. Qua đó chúng ta có thể thấy sản phẩm rau organic mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng. Đây là sản phẩm sạch, an toàn và đáng sử dụng.

Filed Under: Sống Thuận Tự Nhiên

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Chi tiết cách trồng cây đậu bắp đúng kỹ thuật, năng suất cao
  • Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc hoa thanh tú tại nhà tuyệt đẹp
  • Ý nghĩa, đặc điểm, cách trồng và chăm sóc cây hoa chiều tím đơn giản
  • Chi tiết cách trồng dưa lưới đúng kỹ thuật, năng suất cao
  • Cây dây leo cát đằng: Ý nghĩa, cách trồng hoa leo nhanh, nở đẹp tinh khôi
  • Cây Trúc Bách Hợp: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà
  • Ý nghĩa, cách trồng và bày trí cây lưỡi mèo đem về nhiều tài lộc, may mắn
  • Hoa lan đùi gà: Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây ra hoa đẹp
  • Cách trồng và chăm sóc sen nhật mini cho cây ra hoa đẹp
  • Hoa ngọc trâm: Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc loài hoa hoàng gia
  • Cây hồng quân: Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa và cách trồng
  • Cây huỳnh anh: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà
  • Cây vẩy ốc: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà
  • Ý nghĩa và cách trồng, chăm sóc cây xương rồng bát tiên
  • Cách trồng ớt từ hạt đơn giản tại nhà, thu hoạch cả năm

Chuyên mục

  • Blog
  • Cách Trồng
  • Mẹo Hay
  • Ngon Ngon
  • Sống Thuận Tự Nhiên
  • Toplist
  • Trồng Rau

Copyright © 2023 · Công Ty TNHH Gia Đình Hữu Cơ - Sản Phẩm Organic 100%